COVID-19, lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng; tất cả những yếu tố này khiến cho nguy cơ khủng hoảng kinh tế ngày càng rõ ràng hơn. Nếu bạn tin vào câu nói "nhân tài là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp" thì tầm quan trọng của bộ phận Nhân sự trong thời kì khủng hoảng sẽ tăng lên gấp đôi.
Thứ nhất, do hậu quả của khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị cho việc cải tạo lực lượng lao động. Thứ hai, doanh nghiệp cần giúp nhân viên thích ứng với cuộc sống trong khủng hoảng, tạo thuận tiện cho họ tiếp tục phát triển kỹ năng nghề nghiệp và củng cố sức khỏe tinh thần.
Đối với các giám đốc nhân sự, giữ chân và gắn kết nhân tài là ưu tiên hàng đầu. Sở hữu một đội ngũ nhân sự năng suất sẽ giúp doanh nghiệp duy trì các vị trí quan trọng, giữ lại nhân viên chủ chốt và bảo toàn các kĩ năng trong nội bộ đồng thời nhanh chóng lấp đầy những vị trí trống khác.
Việc cải tạo hoặc chuyển đổi nhân sự trong công ty là điều không thể tránh khỏi và các giải pháp gói gọn trong việc đầu tư phát triển sự nghiệp của nhân viên cũng như kết hợp tuyển dụng thông minh.
Đọc thêm: Làm gì để duy trì sự gắn kết nhân viên trong môi trường biến động?
1. Hoạch định nguồn nhân lực
Việc công nghệ không ngừng phát triển sẽ là yếu tố quyết định bộ kỹ năng quan trọng cần thiết cho sự thành công của công ty bạn. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp phải hoạch định nguồn nhân lực để xác định khoảng cách năng lực trong hiện tại và tương lai của nhân viên. Triển khai hoạch định kế nhiệm và kế hoạch phát triển lãnh đạo hiệu quả để giúp nhân tài chủ chốt của bạn ứng phó với những thách thức trong tương lai và nhanh chóng thích nghi với những biến đổi.
Đọc thêm: Lập Kế Hoạch Kế Nhiệm Tích Hợp với Đánh Giá Hiệu Suất Liên Tục
Hoạch định kế nhiệm là quá trình xác định những kỹ năng mà doanh nghiệp cần, cũng như là có phương án rèn luyện phù hợp để phát triển tiềm năng của mỗi nhân viên cho từng vị trí làm mới. Ban lãnh đạo, nhân sự và bộ phận tuyển dụng cần có tiếng nói chung về kỳ vọng cũng như cách thức từng ví trí cụ thể sẽ chuyển đổi.
Một khi công ty bạn có kế hoạch phát triển, các nhà lãnh đạo và quản lý nhân sự sẽ dễ xác định được ai là những nhân viên tiềm năng (HIPO) - những người muốn phát triển cùng công ty và đảm nhiệm những vai trò quan trọng khi họ thay đổi. Đề xuất lý tưởng cần nhắm đến trong 3 đến 5 năm tới để công ty có thể chủ động trước những thay đổi và xây dựng nguồn nhân lực hiệu quả.
Đọc thêm: Vấn đề giao tiếp khi làm việc trong môi trường kỹ thuật số
2. Đón nhận tư duy cầu tiến
Việc khuyến khích nhân viên luôn học hỏi điều mới và không ngại thử thách sẽ có ích cho hành trình phát triển bản thân của họ và cải thiện độ gắn kết với doanh nghiệp. Những cơ hội được học tập và đào tạo phù hợp sẽ tiếp thêm sức mạnh cho nhân viên để trở thành một phần trong quá trình kế nhiệm. Những ai cố gắng học và được công ty hỗ trợ có khả năng sẽ rút ngắn được khoảng cách năng lực hiện tại và sau này đồng thời cải thiện kết quả làm việc, từ đó đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp.
Để sẵn sàng cho các yêu cầu liên tục thay đổi của doanh nghiệp, ngay khi có thế hệ mới thâm nhập vào thị trường người tiêu dùng và lực lượng lao động, các doanh nghiệp nên lấy nguồn nhân lực làm trung tâm cho quá trình phát triển. Đầu tư vào tự phát triển cá nhân gắn liền trực tiếp với nhu cầu của công ty và là những bước đầu tiên để giúp doanh nghiệp của bạn thích ứng và theo kịp với tốc độ thay đổi.
Đọc thêm: Tối ưu hóa đào tạo và phát triển nhân viên trong kỷ nguyên số
3. Quản lý hiệu suất và phản hồi liên tục
Phương pháp quản lý hiệu suất truyền thống không còn hiệu quả vì các đánh giá hàng năm, những buổi phản hồi thưa thớt ít đem lại giá trị cho sự phát triển của nhân viên.
Ngày nay, chiến lược phát triển và đào tạo khôn ngoan nên bao gồm khai vấn (coaching) và đánh giá thường xuyên giữa quản lý và nhân viên. Không những vậy, thường xuyên theo dõi hiệu suất nhân viên giúp quản lý có được insight phù hợp, cho phép họ tận dụng thế mạnh của nhân viên một cách hiệu quả.
Việc đào tạo nhân viên nên là một phần của công việc để tạo cơ hội để họ học hỏi những điều mới và gặp gỡ những nhân viên khác. Doanh nghiệp có thể triển khai đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau như video hoặc khai vấn online tùy theo sở thích của từng nhân viên. Những phản hồi hữu ích, đúng lúc và công tác đào tạo từ quản lý sẽ khiến nhân viên cảm thấy có giá trị hơn và gắn kết với công ty hơn.
Đọc thêm: Đào tạo & Phát triển Nhân viên - Làm thế nào cho đúng?
4. Luôn đổi mới quy trình tuyển dụng
Quản lý nhân tài đã có những thay đổi và yêu cầu tuyển dụng việc làm cũng không ngoại lệ. Có thể dự đoán rằng trong 10 năm tới, mô tả công việc cụ thể sẽ thay đổi đáng kể để thích ứng với sự thay đổi của thế giới.
Vì thế các doanh nghiệp nên tập trung vào tuyển dụng ứng viên đa tài vì họ sẽ là một trong những người có thể thích ứng nhiều loại hình công việc cũng như biết cách ứng dụng được những gì họ đã học từ một bộ phần vào nhiều dự án .
Với tư cách là nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, bạn cạnh tranh như thế nào trong cuộc đua tuyển dụng để giành lấy những ứng viên tài giỏi cho công ty của bạn?
Bài đánh giá trước khi tuyển dụng có thể giúp bạn khai phá tiềm năng các ứng viên thông qua các insight và dữ liệu thu thập từ ứng viên. Dữ liệu sau khi phân tích cho phép các nhà tuyển dụng khai thác sâu vào năng lực của ứng viên hơn, do đó, quyết định tuyển dụng của họ sẽ chính xác nhất có thể.
Phát triển hệ thống quản lý tài năng của công ty là một quá trình cần được cập nhật liên tục và thường xuyên. Lãnh đạo doanh nghiệp và các quản lý nhân sự phải bàn lại với nhau và đưa ra một chiến lược để giữ chân những nhân tài quan trọng đồng thời tạo cơ hội để họ phát triển và đón nhận những nhiệm vụ mới. Một doanh nghiệp thành công trong việc thu hút và phát triển nguồn nhân lực sẽ có thể đối phó với mọi khó khăn, thử thách sắp tới.
Bạn đang tìm kiếm giải pháp tốt hơn để tối ưu hóa chiến lược phát triển, đào tạo và gắn kết nhân viên hiện tại của doanh nghiệp bạn? Hãy yêu cầu một buổi demo hoàn toàn miễn phí và trò chuyện với chuyên gia của chúng tôi ngay hôm nay!