<img src="https://certify.alexametrics.com/atrk.gif?account=53pUm1a4KM+2vg" style="display:none" height="1" width="1" alt="">

Vai trò mới của nhân viên bán hàng trong thời đại công nghệ

Đăng bởi Hai Nguyen

Find me on:
vào

Trong các bài blog trước, chúng tôi đã thảo luận nhiều chủ đề liên quan đến những xu hướng công nghệ mới cho các nhà bán lẻ, những nỗ lực của họ để tăng doanh thu, thu hút khách hàng và cải thiện trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng. Tuy nhiên, còn một khía cạnh khác cũng quan trọng không kém đối với sự thành công của các nhà bán lẻ - trang bị sức mạnh công nghệ cho các nhân viên bán hàng. 

Công nghệ đã thay đổi đáng kể hành vi mua sắm của khách hàng . Họ hiểu rõ sản phẩm, quyết đoán và am hiểu hơn vì theo thống kê bởi trang Adweek, có đến 81% người tiêu dùng nghiên cứu sản phẩm qua mạng trước khi mua. Điều này làm cho hành vi mua sắm của khách hàng không còn đơn giản như trước; họ tìm hiểu về sản phẩm, ưu đãi và các thương hiệu trực tuyến qua di động trước khi thực sự mua sản phẩm tại các cửa hàng.

Đọc thêm: Quản lý kho hàng – Bước phát triển tiếp theo của các nhà bán lẻ (P.1)

Người tiêu dùng cũng mong muốn được đáp ứng nhu cầu tức thời, có nghĩa là dịch vụ khách hàng và những thắc mắc được các nhà bán lẻ giải đáp nhanh chóng. Các đại diện cửa hàng của bạn cần sự hỗ trợ từ công nghệ chỉ để theo kịp kỳ vọng của người mua sắm ngày nay.

Vai trò của nhân viên bán hàng trong thời đại công nghệ

Tăng tương tác với khách hàng thông qua thông tin, dữ liệu do công nghệ cung cấp

Ngoài các thông tin đã có trên mạng, đa số các khách hàng đến cửa hàng để tìm hiểu thêm và trải nghiệm trực tiếp sản phẩm. Và các nhân viên của bạn là những người sẽ giao tiếp trực tiếp, gây ấn tượng và hoàn thiện toàn bộ hành trình mua sắm.

Những dữ liệu liên quan đến những hoạt động trực tuyến và ngoại tuyến của khách hàng có thể được tích hợp vào chỉ một hệ thống duy nhất, sau đó các nhân viên của bạn có thể truy cập nguồn thông tin này nhờ vào những công nghệ như máy tính bảng hoặc máy POS di động. Hơn nữa, những dữ liệu thu được và tính năng phân tích hành vi sẽ cải thiện tính di động và tính linh hoạt của nhân viên tại cửa hàng.

Đọc thêm: Bán lẻ Đa kênh - Cuộc đua của những ông lớn ngành bán lẻ (P.1)

Ví dụ trong trường hợp khách hàng muốn mua một sản phẩm khan hiếm, nhân viên của bạn có thể kiểm tra kho hàng, đặt hàng trực tuyến khi sản phẩm đã hết hàng, yêu cầu hệ thống ước tính chính xác thời gian giao hoặc hẹn lịch để thuận tiện nhất với khách hàng.

Một số cửa hàng bán lẻ đã cài đặt cảm biến thông minh hoặc đèn hiệu để ghi nhận những dữ liệu có giá trị về khách hàng, từ đó thu được thông tin chi tiết từ lúc khách hàng bước vào shop, cách họ tham quan và tìm hiểu các sản phẩm đang được trưng bày và thời gian họ dành ra để mua sắm.

Đọc thêm: Tương Lai của Ngành Bán Lẻ và Công Nghệ Internet of Things

Các cảm biến có thể định vị, xác định và trao đổi với điện thoại của cả khách hàng và thiết bị của nhân viên, biến nhân viên bán hàng trở thành những chuyên gia về sản phẩm. Các ứng dụng có sẵn, các nền tảng và ứng dụng tùy chỉnh cũng có thể được dùng để tăng tương tác với khách hàng, cải thiện dịch vụ và hỗ trợ hợp tác giữa các nhân viên nhằm gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng, xây dựng lòng tin giữa các nhân viên với khách hàng tiềm năng.

Quản lý cửa hàng hoàn thiện và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng

Một hệ thống bán lẻ tích hợp công nghê cao thúc đẩy bán hàng chủ động, cá nhân hóa quá trình trải nghiệm của khách hàng hơn - nhân viên của bạn không chỉ đóng vai người bán hàng thông thường mà trở thành một cố vấn.

Ví dụ, nếu một khách hàng muốn mua một chiếc váy dự tiệc, các nhân viên có thể gợi ý thêm những phụ kiện đi kèm hoặc đề nghị những khuyến mãi đặc biệt, từ đó khiến khách hàng mua nhiều hơn. Những tương tác như thế này không chỉ làm cho khách hàng cảm thấy được chào đón và được trân trọng, mà còn giúp thương hiệu được biết đến rộng rãi hơn.

Các nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu, ví dụ như Amazon, vốn đã tích hợp công nghệ vào mô hình kinh doanh của họ với các đề xuất được cá nhân hóa và các chức năng tìm kiếm dễ dàng. Điều này dẫn đến việc khách hàng mong đợi một trải nghiệm tương tự từ các cửa hàng truyền thống. Điều đó có nghĩa là các nhà bán lẻ truyền thống phải có kế hoạch cải thiện cách làm việc của các nhân viên.

Đọc thêm: 4 xu hướng bán lẻ kỹ thuật số nổi bật năm 2018

Nói cách khác, nếu nhân viên của bạn có quyền truy cập vào lịch sử đặt hàng và sở thích cá nhân của khách hàng, họ có thể phản ứng và tư vấn phù hợp hơn. Để có trải nghiệm khách hàng tùy chỉnh, nhân viên bán hàng có thể truy cập thông tin chi tiết từ tiếp thị đa kênh theo thời gian thực, điều này sẽ giúp trải nghiệm khách hàng trở nên liền mạch hơn.

Vai trò của nhân viên bán hàng trong thời đại công nghệ

Trải nghiệm mua hàng bên ngoài cửa hàng

Một hệ thống bán lẻ tích hợp công nghệ cho phép các nhân viên tại cửa hàng tạo ra nhiều tương tác hơn, cung cấp dịch vụ liền mạch hơn đồng thời giảm sự phức tạp và chi phí cho nhà bán lẻ. Khi tiếp cận được những thông tin về lịch sử mua sắm của khách hàng, nhân viên cửa hàng có thể gây bất ngờ cho người mua sắm bằng cách tặng họ những phần quà bất ngờ, phiếu giảm giá hoặc giảm giá riêng cho khách hàng thân thiết, điều sẽ giúp tăng lượng mua hàng hơn nữa.

Cửa hàng cũng có thể gửi khuyến mãi và ưu đãi độc quyền cho khách hàng thân thiết vào một ngày đặc biệt, chẳng hạn như sinh nhật hoặc ngày kỷ niệm. Những cách tiếp cận và trải nghiệm mua sắm như vậy sẽ khiến khách hàng muốn quảng bá cho dịch vụ của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Thương mại điện tử có phải là tương lai của ngành bán lẻ?

Khi khách hàng được đối xử như một nhân vật đặc biệt, họ cảm thấy thoải mái hơn, được trân trọng và sẵn lòng mua sắm hơn. Họ cảm thấy xứng đáng khi gắn bó với thương hiệu của bạn, củng cố lòng trung thành và tích cực giới thiệu thương hiệu với bạn bè, người thân.

Hành trình của khách hàng không kết thúc khi khách hàng rời khỏi cửa hàng, với những công nghệ và sự đào tạo thích hợp, nhà bán lẻ có thể khiến khách hàng tiếp tục mua hàng trong tương lai - bằng cách cài đặt tin nhắn tự động nhắc nhở khách hàng về bộ sưu tập mà họ quan tâm, thông báo những chương trình khuyến mãi và ưu đãi hoặc khảo sát trải nghiệm của khách hàng sau khi họ mua hàng.

Đọc thêm: Làm thế nào để nhà bán lẻ giữ chân khách hàng trong kỷ nguyên số?

Doanh nghiệp bán lẻ cần xem các quản lý tại cửa hàng như là yếu tố gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng. Để tạo cho khách hàng trải nghiệm mua sắm cao cấp, các nhà bán lẻ cần ứng dụng công nghệ để trao quyền cho các nhân viên tại cửa hàng và giúp họ phát triển hơn nữa. Tích hợp công nghệ trong cửa hàng sẽ làm trải nghiệm mua sắm thu hút và cao cấp hơn.

Hãy đăng kí blog của TRG để không bỏ lỡ những bài viết mới nhất dành cho các Nhà bán lẻ! Hoặc yêu cầu một buổi dùng thử để trải nghiệm Phần mềm quản lý bán lẻ hiệu quả của chúng tôi ngay bên dưới.

Tải brochure Retail Pro 9

Chủ đề: Phần mềm quản lý bán lẻ

Sự kiện sắp tới:

Sự kiện:

Các bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất

Mục tiêu & Sứ mệnh

rick yvanovich resized 174

 Rick Yvanovich
//Người sáng lập & Giám Đốc Điều Hành//

Với trang blog của TRG International, sứ mệnh của chúng tôi là trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy và là người có thể cung cấp các giải pháp hoạt động tối ưu cho doanh nghiệp bạn. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi giúp doanh nghiệp của bạn càng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Đăng ký nhận bài viết từ TRG

Kết nối với chúng tôi